Xuất hiện biến thể phụ BA.2.74 lây lan nhanh: Chần chừ tiêm phòng Covid-19 mũi 4 sẽ gặp nhiều nguy cơ

VHO- Dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, biến thể Omicron đang chiếm ưu thế so với các biến thể khác, trong đó đã ghi nhận các biến thể phụ như BA.4, BA.5, mới nhất là các biến thể dòng phụ thế hệ thứ hai của biến thể Omicron như BA.2.74, BA.2.75, BA.2.76.

Xuất hiện biến thể phụ BA.2.74 lây lan nhanh: Chần chừ tiêm phòng Covid-19 mũi 4 sẽ gặp nhiều nguy cơ - Anh 1

 Người cao tuổi, và những đối tượng dễ bị tổn thương, miễn dịch kém cần tiêm các mũi phòng Covid-19 mũi 3, mũi 4 Ảnh: TUỆ NHI

Việt Nam cũng ghi nhận 4 biến thể phụ, các biến thể phụ có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc và có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại.

Đỉnh điểm có ngày số ca mắc lên đến gần 3.000

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ), biến thể phụ mới BA.2.74 được ghi nhận lần đầu tiên tại báo cáo số 2233/BVBM-KHTH ngày 8.8.2022 của Bệnh viện Bạch Mai. Như vậy, trong nước đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1, nhất là thời gian vừa qua cả nước ghi nhận trung bình khoảng 2.000 ca mắc mới mỗi ngày, số ca mắc đang có xu hướng gia tăng trở lại; đỉnh điểm có ngày số ca mắc lên đến gần 3.000, cao nhất trong hơn 3 tháng qua ở nước ta. Số ca mắc đang có xu hướng gia tăng và có thể gây quá tải hệ thống y tế.

Trước thực trạng này, Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của Covid-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch Covid-19. Tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly vàđiều trịkịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt chú ý đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế thấp nhất các ca tử vong; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; tăng cường chỉ đạo tuyến, hỗ trợ tuyến dưới. Bộ Y tế đềnghị các địa phương tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; chỉ đạo đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

Số liệu của Bộ Y tế cho thấy, trong ngày 17.8, gần 623 nghìn mũi tiêm được thực hiện tại 52 tỉnh, thành phố cho người từ 12 tuổi trở lên và trẻ 5-11 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi từ 18 trở lên tiêm mũi 3 có tỉ lệ thấp là Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Nai, Cần Thơ (từ 53,8% - 54,9%); tỉ lệ cao là Thanh Hoá, Bắc Giang, Nghệ An (95,5% - 99,9%); Tiêm mũi 4 có tỉ lệ thấp: Quảng Trị; Đà Nẵng; TP.HCM, Lâm Đồng, Bạc Liêu (40,9% - 48,9%); tỉ lệ cao là Hưng Yên, Bình Thuận, Vĩnh Long (96,6% - 98,4%); (98,4%); (97,9%). Nhóm từ 12-17 tuổi được tiêm tỉ lệ thấp là Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (12% - 22,7%); tỉ lệ cao: Bắc Giang, Quảng Ninh, Sóc Trăng (77% - 84,2%). Nhóm từ 5-11 tuổi được tiêm tỉ lệ thấp: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, TP.HCM (52,6% -57,9%); tỉ lệ cao: Bắc Giang, Vĩnh Long, Cà Mau (95% - 96%).

Sự miễn dịch đang giảm, bắt đầu lấp đầy bệnh viện tuyến Trung ương

Nói vềtâm lýtrì hoãn, e ngại tiêm chủng vắc xin Covid-19 do lo sợ phản ứng phụ của người dân, đặc biệt với trẻ em hoặc người đã bị mắc bệnh, PGS.TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho biết, đây là tâm lýchung của thế giới.

Nguyên nhân là sau khi đã tiêm các mũi cơ bản thì người dân mắc bệnh cũng nhẹ nhàng nên nghĩ rằng cứ để cho mắc bệnh cũng được, và miễn dịch có được sau khi mắc không cần phải tiêm mũi tiếp theo nữa. Thứ hai, một số người sau khi đi tiêm mũi 4 nhiều khi bị mỏi tay, chân, người thậm chí còn mỏi hơn cả bị mắc Covid-19 nên tạo ra tâm lýai tiêm cũng sẽ có phản ứng. Và những suy nghĩ tiêu cực này được lan truyền trong cộng đồng và tiếp nhận dễ dàng, còn những người chia sẻ “tôi tiêm vềcó thấy gì đâu” lại nhanh chóng rơi vào quên lãng và không được để ý. “Vì vậy người ta coi thường mũi tiêm cũng như coi thường dịch bệnh là 2 thứ song hành dẫn đến việc mũi thứ 4 không được thực hiện. Nhưng thực tế mũi 4 này rất cần đối với người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, miễn dịch kém như những người lớn tuổi và những người giảm kháng thể sau tiêm mũi cơ bản (thường giảm nhanh hơn những người khác). Khi một đợt dịch mới tràn qua thì với lượng kháng thể ít ỏi như vậy, họ sẽ không chống đỡ được, có nguy cơ bệnh tăng nặng và nhập viện. Như chúng ta thấy, một số trường hợp nhập viện trong thời gian gần đây là thấy bệnh nặng quá rồi mới đi khám vì trước đó, họ đã được tiêm mũi 1-2 -3 nên khi mắc Covid-19 lần 1, lần 2 rất nhẹ nhàng. Do đó họ có tâm lýchủ quan, 4 năm tháng sau không tiêm mũi 4 nên khi bị nhiễm lại thì bệnh nặng. Việc chúng ta tăng cường truyền thông để tăng tỉ lệ tiêm mũi 4 là rất quan trọng”, PGS.TS Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

Liên quan đến khả năng miễn dịch của vắc xin, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam giải thích, miễn dịch của vắc xin Covid-19 khác với miễn dịch của một số vắc xin khác, có những bệnh mà được tạo miễn dịch suốt đời như bệnh sởi, nếu ai đã mắc một lần thì không bị mắc nữa và thường nói vui rằng bác sĩ nào chẩn đoán một người nào đó mắc sởi hai lần thì chắc chắn sẽ có một lần sai. Và tiêm vắc xin sởi thì gần như được miễn dịch suốt đời. Nhưng miễn dịch Covid-19 thì khác, là loại miễn dịch không bền vững, sau một thời gian thì sẽ giảm và dù chúng ta tiêm rồi cũng giảm và những người bị mắc rồi cũng sẽ bị tái nhiễm.

“Chúng ta đã qua thời gian 4 - 6 tháng tiêm mũi 3, sự miễn dịch đang giảm, đồng thời số ca mắc Covid-19 đang tăng lên, và số ca bệnh phải nhập viện cũng tăng lên, bắt đầu lấp đầy bệnh viện tuyến Trung ương. Nếu chúng ta không giải quyết sẽ lấp đầy các bệnh viện tuyến dưới. Do đó, phải khẳng định rằng, nếu không tiêm phòng thì chúng ta sẽ bị nhiễm bệnh, và đặc biệt và những đối tượng tổn thương dễ mắc nặng, dẫn đến tử vong. Còn vấn đềvềphản ứng thì vắc xin nào cũng có phản ứng, từ phản ứng nhẹ đau tại chỗ tiêm đến mệt mỏi, sốt, thậm chí có những trường hợp sốc hay tử vong nhưng so sánh giữa lợi ích và rủi ro thì chọn phương án tiêm để tăng miễn dịch cho bản thân, để không mắc bệnh, không tạo nguồn lây cho những người chưa tiêm, cho những đối tượng có nguy cơ cao”, ông Phu nói. 

 Thực tế mũi 4 rất cần đối với người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, miễn dịch kém như những người lớn tuổi và những người giảm kháng thể sau tiêm mũi cơ bản (thường giảm nhanh hơn những người khác). Khi một đợt dịch mới tràn qua thì với lượng kháng thể ít ỏi như vậy, họ sẽ không chống đỡ được, có nguy cơ bệnh tăng nặng và nhập viện.

(PGS.TS PHẠM QUANG THÁI, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc)

 QUỲNH HOA

Ý kiến bạn đọc